Bình Định – Tuyển sinh Cử nhân Đại học Luật Kinh tế tại Quy Nhơn – Bình Định
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
CỬ NHÂN ĐẠI HỌC LUẬT KINH TẾ TẠI BÌNH ĐỊNH
Chương trình đào tạo trực tuyến Cử nhân Đại học Luật Kinh tế tại Bình Định cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn và năng lực nghề nghiệp về ngành luật. Đồng thời, sinh viên được trang bị kiến thức pháp lý chuyên sâu về dân sự và hành chính cũng như một số kiến thức cơ bản cần thiết về kinh tế, quản trị, xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng áp dụng pháp luật, tư duy phản biện và được bồi dưỡng hình thành thái độ văn hóa ứng xử pháp lý và tuân thủ pháp luật.
Để phù hợp với đối tượng người học cần áp dụng ngay kiến thức đã học vào công việc thực tế, chương trình đào tạo được xây dựng theo từng nhóm chứng chỉ ứng với mỗi lĩnh vực pháp lý cụ thể. Các chủ đề trong từng môn học cũng được giới thiệu thành các bài học ngắn, dễ hiểu, mang tính tương tác thông qua trả lời câu hỏi, bài tập, giải quyết tình huống pháp lý. Với mỗi chứng chỉ được hoàn thành, người học có thể vận dụng ngay để giải quyết vấn đề pháp lý phát sinh trong công việc và cuộc sống.
Để tốt nghiệp Cử nhân Đại học Luật Kinh tế tại Bình Định, sinh viên có thể tiếp tục học các môn học còn lại trong chương trình đào tạo cử nhân Luật cũng như cần đạt được năng lực ngoại ngữ và tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật, sinh viên có thể làm việc tại cơ quan nhà nước, đoàn thể, các tổ chức tư vấn luật hoặc doanh nghiệp…
1. Ngành tuyển sinh
– Luật kinh tế
– Công nghệ thông tin
– Kế toán
– Ngôn ngữ Anh
– Tài chính ngân hàng
– Quản trị kinh doanh
– Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
2. Phương thức tuyển sinh & đào tạo
2.1. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ (Không thi tuyển)
2.2. Phương thức đào tạo
– Sau khi nhận giấy báo nhập học, người học căn cứ nội dung trên giấy báo đến làm thủ tục nhập học, nhận lịch học, lịch thi và học liệu (kế hoạch theo từng đợt học).
– Sinh viên tự học thông qua học liệu, giáo trình hoặc học liệu điện tử (cung cấp qua tài khoản truy cập mạng Internet), được nghe giảng viên hướng dẫn ôn tập, giải đáp thắc mắc theo kế hoạch của nhà trường (trao đổi với giảng viên và cố vấn học tập nếu học theo hình thức E-Learning).
– Sinh viên phải làm bài kiểm tra điều kiện trên lớp cho tất cả các môn học (do giáo viên chuyên môn đảm nhiệm).
– Đối với phương thức E-Learning, đánh giá chuyên cần của sinh viên căn cứ theo thời lượng truy cập học trên mạng (cùng nội dung và khối lượng).
3. Thời gian đào tạo
– Học 1,5 năm: Sinh viên đã có bằng Đại học trở lên; Cao đẳng cùng ngành;
– Học 2 năm: Sinh viên đã có bằng Cao đẳng khác ngành;
– Học 2,5 năm: Sinh viên đã có bằng Trung cấp chuyên nghiệp cùng ngành;
– Học 3 năm: Sinh viên đã có bằng THPT và Trung cấp lý luận chính trị;
– Học 3,5 năm: Sinh viên đã có bằng THPT hoặc Trung cấp chuyên nghiệp khác ngành;
4. Hồ sơ tuyển sinh
– Người học khai hồ sơ theo mẫu và nộp 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm có:
+ Phiếu đăng ký tham gia học tập có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan đang công tác (có thể in mẫu tại đây);
+ Bản sao công chứng văn bằng cao nhất (tính đến bằng Đại học);
+ Bản sao công chứng bảng điểm văn bằng cao nhất (tính đến bằng Đại học);
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân;
+ Bản sao công chứng văn bằng Lý luận Chính trị (nếu có);
+ 04 Ảnh 4×6 ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh (không kể ảnh dán trên phiếu đăng ký);
+ Lệ phí xét tuyển 500.000 đồng
5. Bằng cấp tốt nghiệp
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT về việc quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học.
Thông tư này quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng trình độ tương đương.
Theo đó, trong nội dung chính ghi trên văn bằng sẽ không có thông tin hình thức đào tạo là “Chính quy” hoặc một trong các hình thức “Vừa làm vừa học”, “Học từ xa”, “Tự học có hướng dẫn” như quy định cũ mà mục này sẽ ghi trong phần phụ lục văn bằng.
Như vậy, trên văn bằng sẽ chỉ còn các nội dung: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng…